Ngày Tết nấu món gì? Ngày Tết là dịp đặc biệt để gia đình sum họp và thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị. Đây là câu hỏi nhiều chị em đau đầu mỗi khi dịp Tết đến. Hôm nay Bếp khéo tay sẽ gợi ý bạn 15+ món tết ngon phổ biến thường xuất hiện trong mâm cỗ Tết của người Việt ở bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nấu món ngon ngày Tết lại quan trọng?

Nấu món ngon ngày Tết là một phần quan trọng của văn hóa của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây không chỉ là một nghi lễ truyền thống mà còn là cách để mọi người kỷ niệm và tưởng nhớ các giá trị gia đình. Từ đó, tạo gắn kết với người thân và bạn bè, cũng như chia sẻ niềm vui và lòng biết ơn trong dịp đặc biệt này.

Nhiều món ăn được chọn lựa cho ngày Tết mang theo ý nghĩa tượng trưng. Ví như: Cá chép nướng mỡ hành tượng trưng cho sự phồn thịnh và thịnh vượng, bánh chưng/bánh tét tượng trưng cho sự sung túc, Dưa hành tượng trưng cho sự an khang,… Ngoài ra, việc nấu và thưởng thức món ngon trong dịp Tết không chỉ là cách thể hiện lòng biết ơn mà còn là cơ hội để chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với người thân và bạn bè.

Các món ăn truyền thống ngày Tết

Bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống của người Việt trong dịp Tết, tượng trưng cho sự sung túc và may mắn. Chúng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong (bánh chưng) hoặc lá chuối (bánh tét). Hương vị thơm ngon, béo ngậy của bánh tạo nên không khí ấm cúng của ngày Tết. Để thực hiện món ăn ngày ngon bạn nên sử dụng gạo ngon, lá chuối tươi và đậu xanh đặc biệt. Đảm bảo các lớp được đóng gói chặt tay và nấu trong thời gian đủ để bánh chín đều.

Giò lụa, giò xào

Giò lụa và giò xào là hai món thịt được coi là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng trong dịp Tết. Khi ăn hương thịt lợn thơm ngon được nêm gia vị cân đối, có vị ngọt tự nhiên và mềm mịn sẽ chính phục bạn.

Để món ăn truyền thống ngày tết này ngon, bạn nên chọn thịt lợn thăn mỡ ngon. Tiếp đó, thái thành từng miếng mỏng, ướp gia vị trước khi hấp chín. Sau khi hấp chín, thịt được xào với hành, tỏi, nước mắm và đường.

Thịt kho tàu

Thịt kho tàu là một món kho mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phồn thịnh và thịnh vượng. Món ăn nổi bật với thịt heo được kho thấm vị đặc trưng của nước mắm, đường, tỏi, tiêu,… Tạo nên hương vị thơm ngon và đậm đà, ăn với cơm trắng hay dưa món thì siêu cuốn. Bí quyết để nấu món này ngon, bạn cần chọn thịt ba chỉ mỡ vừa. Tiếp đó, ướp gia vị cân đối và nấu chín đều, để thịt thấm gia vị và mềm ngon.

Dưa hành, củ kiệu

Dưa hành và củ kiệu là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Món ăn này tượng trưng cho sự may mắn và trường thọ. Dưa hành khi ăn sẽ giòn và chua ngọt, còn củ kiệu sẽ giòn giòn và thơm mùi gia vị. Tuy nhiên, để dưa hành, củ kiệu ngon, bạn cần ngâm chúng trong nước muối pha loãng và gia vị ngọt chua phù hợp. Việc này rất quan trọng bởi nó là một trong những điều kiện quan trọng để tạo ra hương vị thơm ngon, đặc trưng.

Nem rán (chả giò)

Nem rán hay chả giò là một món ăn phổ biến và được yêu thích trong dịp Tết. Món ăn này có thể làm sẵn và đặt trong tủ lạnh nên chế biến cũng tiện lợi hơn. Do đó, món chiên này được nhiều gia định chọn để thưởng thức trong ngày sum hợp gia đình. Nem rán (chả giò) sau khi hoàn tất sẽ có lớp vỏ giòn tan hấp dẫn, phần nhân thơm ngon từ thịt lợn, tôm, nấm và các loại gia vị.

Chấm ăn cùng tương ớt, tương cà hay nước mắm chua ngọt sẽ càng ngon. Bí quyết nhỏ bạn có thể bỏ túi là lựa chọn nguyên liệu thật tươi. Ngoài ra, bạn có thể lăn bột mỏng và chín đều trong dầu nóng để tạo ra một lớp vỏ giòn và nhân thơm ngon.

Các món ăn hiện đại cho ngày Tết

Gỏi cuốn tôm thịt

Gỏi cuốn là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Món ăn này sẽ gồm các nguyên liệu như tôm, thịt heo hoặc thịt gà, rau sống và bún. Để ăn bạn cần cuốn các nguyên liệu vào bánh tráng. Thường thì món gỏi cuốn tôm thịt này được làm cho ngày tết vì tính dễ ăn mà còn tượng trưng cho sự đầy đủ và hạnh phúc.

Để làm món ăn này ngon, bạn nên chọn tôm và thịt tươi ngon, cắt thành lát mỏng và nấu chín đều. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc lựa chọn rau sống tươi ngon và bún phù hợp. Lúc cuốn phải thật cẩn thận để không làm rách lá bánh tráng.

Salad trộn

Salad trộn là một món ăn đa dạng với các loại rau, hoa quả và gia vị, được kết hợp với sốt trộn. Món gỏi/nộm này tươi ngon, bổ dưỡng và dễ chế biến, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Nhờ đó, giúp tạo ra sự cân bằng cho mâm cỗ Tết đa dạng.

Vì là salad nên để món ăn ngon, bạn nên chọn rau, hoa quả tươi ngon. Bên cạnh đó, bạn cần pha chế sốt trộn với tỉ lệ đúng và chọn những gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình.

Cá hồi nướng

Mỗi khi thắc mắc ngày tết nấu món gì, cá hồi nướng là lựa chọn hoàn hảo. Tuy không phải là món ăn truyền thống năm mới của người Việt, nhưng đây là món tết vô cùng thú vị để thử. Cá hồi nướng không chỉ ngon miệng và bổ dưỡng mà còn tượng trưng cho sự giàu có và thành công trong năm mới.

Món ăn được chế biến bằng cách nướng cá hồi trên bếp lửa hoặc trong lò nướng. Khi thực hiện bạn nhớ nên chọn cá tươi, nướng chín đều từng phần và thêm gia vị như muối, tiêu và dầu olive để tăng thêm hương vị nhé!

Bò nướng lá lốt

Bò nướng lá lốt là một món nướng quen thuộc của ẩm thực Việt. Món ăn này được làm bằng cách lấy thịt bò được cuốn trong lá lốt và nướng. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn tượng trưng cho sự hạnh phúc và an lành trong gia đình. Khi thực hiện, bạn nên chọn thịt bò mềm và mỡ vừa phải, cuốn thịt trong lá lốt sao cho đều và chín đều. Nướng trên than hoặc trong lò nướng với độ nhiệt vừa phải để thịt không bị khô.

Món ăn chay ngày Tết

Nem chay

Nem chay là một món ăn thường xuất hiện trong các bữa cơm chay. Đặc biệt, món ăn này rất thích hợp cho mâm cỗ Tết chay. Ngoài ra, Nem chua chay này ít chất béo và nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Để món ăn thêm ngon, bạn nên chiên ngập dầu ở lửa vừa để nem vàng đều, giòn rụm mà không bị cháy. Không những vậy việc ăn chay ngày Tết được coi là cách để tỏ lòng thành kính và cầu mong bình an cho gia đình. Do đó, đây là món chay rất đáng để thử cho ngày Tết.

Canh chay thập cẩm

Canh chay thập cẩm có hương vị thanh ngọt tự nhiên từ các loại rau củ và nấm. Nước canh trong và nhẹ nhàng, mang lại cảm giác thanh mát và dễ chịu. Các thành phần chính như cà rốt, súp lơ, bắp non, đậu hũ, và nấm khi kết hợp với nhau tạo nên một hương vị hài hòa, tươi mát và thơm ngon.

Sự đa dạng của các loại rau củ trong canh thể hiện sự phong phú, đủ đầy, cầu mong một năm mới sung túc. Ngoài ra, món canh này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng dinh dưỡng trong những ngày Tết.

Đậu hũ chiên sả

Đậu hũ chiên sả là một món ăn được làm từ đậu hũ chiên giòn. Sau đó xào với sả băm nhuyễn, tạo nên hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Đây là món ăn phổ biến trong ẩm thực chay và thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình, đặc biệt là trong dịp Tết.

Đậu hũ chiên sả có hương vị đặc trưng của sả thơm lừng. Kết hợp với đậu hũ chiên giòn rụm bên ngoài và mềm mại bên trong. Món ăn này có một sự pha trộn hoàn hảo giữa vị mặn, ngọt và hương thơm của sả. Ăn cùng với cơm trắng chang thêm ít nước tương nữa là bao cuốn luôn.

Nấm xào thập cẩm

Nấm xào thập cẩm là món ăn kết hợp nhiều loại nấm khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản nên thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình.

Nấm xào thập cẩm có hương vị thơm ngon, đậm đà từ các loại nấm và rau củ. Mỗi loại nấm mang một hương vị riêng, khi kết hợp với nhau tạo nên một món ăn tuyệt vời. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, dai và mùi thơm đặc trưng. Món ăn này có vị ngọt tự nhiên từ nấm và rau củ, cùng với hương vị của các loại gia vị tạo nên sự hấp dẫn.

Món tráng miệng ngày Tết

Chè trôi nước

Món chè này đặc biệt phổ biến trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Chè trôi nước được làm bằng cách vo thành viên từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh hoặc đường phèn. Sau đó, được nấu chín trong nước đường gừng, tạo nên hương vị ngọt ngào, ấm áp.

Chè trôi nước khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào từ nước đường. Cùng với đó là vị bùi béo thơm ngon của nhân bánh, kết hợp với vị cay nhẹ và thơm nồng của gừng. Theo quan niệm dân gian, chè trôi nước là biểu trưng cho sự trôi chảy, thuận lợi, mong muốn một năm mới nhiều may mắn và suôn sẻ. Ngoài ra, viên bánh tròn đầy tượng trưng cho sự viên mãn, đoàn viên và hạnh phúc trong gia đình. Do đó, đây là món tráng miệng siêu thích hợp để bạn thực hiện cho gia đình thưởng thức.

Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh là một món bánh truyền thống của Việt Nam, được làm từ đậu xanh, đường và mỡ lợn (hoặc dầu ăn cho phiên bản chay). Bánh có hình vuông hoặc chữ nhật, màu vàng nhạt, thường được gói trong giấy hoặc lá chuối. Màu vàng của bánh đậu xanh biểu trưng cho sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc trong năm mới. Vì thế, đây là món bánh tráng miệng quen thuộc cho nhiều mân cỗ ngày tết.

Bánh đậu xanh thành phẩm có hương vị bùi ngọt từ đậu xanh thơm nhẹ nhàng và tan trong miệng. Món bánh này có độ mịn và vị ngọt vừa phải, kết hợp với chút béo từ mỡ lợn hoặc dầu ăn.

Trái cây tươi

Trái cây tươi là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Trái cây được chọn lọc cẩn thận, thường là những loại quả có hình dáng và màu sắc đẹp, tượng trưng cho sự may mắn và phúc lộc. Trái cây tươi mang lại hương vị tự nhiên, ngọt ngào và mát lạnh. Mỗi loại trái cây có một hương vị riêng, từ ngọt lịm của nhãn, thanh mát của dưa hấu, chua dịu của cam, đến vị bùi của bưởi.

Các món ăn nhậu nhẹt ngày Tết

Mực khô nướng

Mực khô nướng là một món ăn nhậu phổ biến, đặc biệt được ưa chuộng trong các dịp lễ Tết. Mực khô được làm từ mực tươi, phơi khô, sau đó nướng lên để làm món ăn. Món nhắm này dễ dàng chế biến, nhanh gọn và không cần nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, để dễ ăn và tăng thêm hương vị, bạn có thể đập nhẹ mực để mực mềm và tơi hơn, dễ xé sợi.

Lạc rang húng lìu

Lạc rang húng lìu là món ăn đặc trưng trong ngày Tết của nhiều gia đình Việt. Hạt lạc (đậu phộng) sẽ được rang cùng gia vị húng lìu. Hỗn hợp gia vị húng lùi này sẽ gồm: Đinh hương, hồi, quế và một số loại gia vị khác.

Lạc rang húng lìu khi ăn có vị giòn tan, béo ngậy từ lạc. Kết hợp với hương thơm đặc trưng và cay nhẹ của gia vị húng lìu. Tất cả tạo nên hương vị độc đáo và hấp dẫn bạn có thể dùng làm đồ nhắm hay ăn vặt đều ngon. Món lạc rang húng lìu này thường được dùng để tiếp đãi khách trong dịp Tết. Cách thực hiện cũng đơn giản và để được lâu ở nhiệt độ thường.

Nem chua

Nem chua là món ăn được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, trộn cùng bì lợn, tỏi, ớt, và gia vị. Sau đó, được đem đi lên men tự nhiên trong 2 – 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Nem chua có vị chua ngọt, thơm mùi tỏi ớt, thường được gói trong lá chuối hoặc lá dong. Nem chua có hương vị đặc trưng chua ngọt, thơm ngon của thịt lên men, kèm theo vị cay nồng của ớt và mùi thơm của tỏi. Khi ăn, nem chua có độ giòn của bì lợn và mềm mịn của thịt xay.

Nem chua là món nhậu phổ biến, dễ ăn và hấp dẫn. Món ăn này thường được dùng để tiếp đãi khách trong dịp Tết. Màu sắc tươi sáng và vị chua ngọt của nem chua tượng trưng cho sự may mắn và niềm vui trong năm mới. Thời gian bảo quản nem chua rất lâu nên bạn có thể dự dữ và làm quà biếu Tết.

Mẹo và bí quyết nấu ăn ngày Tết

Chuẩn bị nguyên liệu: Lên kế hoạch và chuẩn bị trước nguyên liệu

  • Lên danh sách thực đơn: Trước khi bắt đầu mua sắm, hãy lên danh sách các món ăn sẽ nấu trong dịp Tết. Điều này giúp việc mua sắm của bạn trở nên thuận lợi. Ngoài ra, nó còn giúp tránh lãng phí tiền khi mua dư thừa không cần thiết.
  • Đi chợ sớm: Nên mua sắm nguyên liệu từ sớm để tránh tình trạng đông đúc và giá cả tăng cao vào những ngày cận Tết. Các nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, gia vị… nên được mua và dự trữ từ trước.
  • Sơ chế trước: Sơ chế các nguyên liệu như rửa sạch, cắt sẵn, ướp gia vị trước ngày nấu. Cách này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp nguyên liệu được thấm gia vị hơn. Ví dụ, thịt có thể được ướp sẵn gia vị và bảo quản trong tủ lạnh. Rau củ có thể cắt sẵn và để trong túi kín.

Đi chợ sớm

Bảo quản thực phẩm: Cách bảo quản món ăn để giữ được hương vị và độ tươi ngon

  • Sử dụng tủ lạnh đúng cách: Đặt thực phẩm tươi sống vào ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh để giữ độ tươi ngon. Thịt cá nên được bọc kín hoặc đặt trong hộp kín để tránh lây nhiễm chéo.
  • Bảo quản món ăn đã nấu chín: Trước khi bảo quản bạn nên để nguội trước. Sau đó, cho món ăn vào hộp đựng thực phẩm hoặc bao bằng màng bọc thực phẩm. Cách này sẽ giúp giữ cho món ăn không bị khô và giữ được hương vị lâu.
  • Hạn chế mở tủ lạnh thường xuyên: Bạn nên hạn chế mở tủ lạnh quá nhiều lần. Việc này sẽ giúp ổn định nhiệt độ trong tủ lạnh, tránh món ăn bị hỏng.
  • Sử dụng đúng thời gian bảo quản: Thực phẩm tươi sống nên được tiêu thụ trong vòng 2-3 ngày, thực phẩm đông lạnh có thể bảo quản lâu hơn nhưng nên sử dụng trong vòng 1-2 tháng để đảm bảo chất lượng.

Hạn chế mở tủ lạnh thường xuyên

Trình bày món ăn: Mẹo bày trí món ăn đẹp mắt và hấp dẫn

  • Sử dụng màu sắc hài hòa: Ví như,  món gỏi cuốn với nhiều màu sắc từ rau củ, tôm thịt. Cách kết hợp các nguyên liệu có màu sắc khác nhau sẽ thu hút và trông ngon mắt hơn.
  • Chọn dụng cụ trình bày phù hợp: Đĩa trắng thường làm nổi bật màu sắc của thức ăn. Do đó, nếu nhà có dĩa trắng bạn nên tận dụng để món ăn trông ngon mắt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có mắt thẩm mỹ có thể phối màu và chọn kích thước dĩa tô theo từng món ăn.
  • Trang trí bằng rau củ: Dùng rau củ như cà rốt, dưa leo, cà chua để tỉa hoa, lá trang trí. Các loại rau thơm như ngò rí, hành lá cũng giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.
  • Sắp xếp gọn gàng: Sắp xếp các món ăn là nguyên tắc đầu tiên để bày trí món ăn đẹp. Tránh để quá nhiều món trong một đĩa khiến món ăn trông rối mắt. Luôn chừa khoảng trống hợp lý trên đĩa để tạo sự cân đối.
  • Sử dụng nước chấm và gia vị: Đặt nước chấm và gia vị đi kèm trong các chén nhỏ riêng biệt. Điều này không chỉ giúp món ăn trông đẹp mắt hơn mà còn thuận tiện cho việc thưởng thức.

Trang trí món ăn đẹp với rau củ

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp câu hỏi ngày tết nấu món gì rồi. Thường xuyên theo dõi Món ngon Lễ Tết để biết thêm nhiều món ngon cho từng dịp đặc biệt trong năm nhé!